Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ Gửi thư In Tăng sáng Giảm sáng

UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt danh mục ngành/chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

( Cập nhật ngày: 07/06/2024 )

Ngày 06/6/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 977/QĐ-UBND Phê duyệt danh mục ngành/chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học thuộc nội dung số 02, tiểu dự án 2, dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Với đặc thù tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 85%,  tỉnh triển khai nhiều giải pháp, chính sách ưu tiên thực hiện hiệu quả mục tiêu nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Theo đó, Quyết định phê duyệt danh mục ngành/chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học có thể coi là giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bắc Kạn.

H/ảnh: Hội nghị BTV Tỉnh ủy lần thứ 69 (khóa XII) cho ý kiến chỉ đạo việc xây dựng danh                           mục ngành/chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học tại tỉnh

Tại Quyết định số 977/QĐ-UBND ngày 06/6/2024 của UBND tỉnh phê duyệt danh mục ngành/chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học cụ thể như sau: Danh mục đào tạo đại học gồm 53 ngành/chuyên ngành (chi tiết tại Phụ lục 1), danh mục đào tạo sau đại học gồm 86 ngành/chuyên ngành (chi tiết tại Phụ lục 2).

Để thực hiện hiệu quả Chương trình, UBND tỉnh giao:

  1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương hằng năm rà soát, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh danh mục ngành/chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học thuộc nội dung số 02, tiểu dự án 2, dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 đảm bảo phù hợp theo nhu cầu của tỉnh (nếu có).
  2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Hằng năm, căn cứ ngành/chuyên ngành đào tạo theo danh mục phê duyệt và nguồn kinh phí được phân bổ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai, thực hiện nội dung số 2, tiểu dự án 2, dự án 5 theo đúng quy định; xây dựng tiêu chí xét đối tượng thụ hưởng chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
  3. Sở Tài chính: Căn cứ phương án phân bổ kế hoạch vốn và tình hình thực tiễn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp kinh phí thực hiện nội dung số 02, tiểu dự án 2, dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 theo quy định.
  4. Các cơ quan, đơn vị, địa phương: Triển khai danh mục ngành/chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học kèm theo Quyết định này tới các cơ quan, đơn vị, đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ có liên quan về đào tạo đại học, sau đại học thuộc nội dung số 02, tiểu dự án 2, dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; định kỳ hằng năm rà soát, xây dựng và đăng ký kế hoạch đào tạo sau đại học gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp.

Thời gian tới, ngoài sự đầu tư của Nhà nước về cơ sở vật chất, các chính sách hỗ trợ thì người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, phát huy tính chủ động trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với thế hệ trẻ, tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo chính là giải pháp đột phá, then chốt, bền vững để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ chất lượng cao để trở thành những người tiên phong, trong quá trình đổi mới./.

Chi tiết Quyết định 977QĐ-UBND.

Phụ lục 1 kèm theo QĐ xem tại đây

Phụ lục 2 kèm theo QĐ xem tại đây

Tg: Trần Thị Phương Anh