Tăng cỡ chữ Giảm cỡ chữ Gửi thư In Tăng sáng Giảm sáng

Tác động tích cực của các sản phẩm công nghệ số đối với hoạt động thanh toán điện tử góp phần hình thành công dân số

( Cập nhật ngày: 14/10/2023 )

Công nghệ số được xem là những công nghệ tiên tiến được ứng dụng vào các giai đoạn tiếp theo của việc chuyển đổi số sau khi đã trải qua giai đoạn số hóa. Khi hệ thống đã có dữ liệu được số hóa, các công nghệ như: AI, Big Data, Cloud Computing… sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu, biến đổi và tạo ra giá trị mới. Công nghệ số có thể được hiểu là xây dựng phần mềm ứng dụng với các phương tiện truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử, dịch vụ mua sắm, thanh toán trực tuyến và sự phát triển phần cứng từ các thiết bị di động, hệ thống tự động hóa, cho đến việc lưu trữ, xử lý dữ liệu thông tin, Big Data, Cloud Computing…

Hoạt động thanh toán đang trở nên ngày càng phổ biến trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam đó chính là thanh toán điện tử (thông qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, điện thoại thông minh qua ứng dụng mobile banking hoặc QRcode….)

                                                (ảnh nguồn: Agribank.com)

Ví dụ, nếu bạn muốn nộp thuế điện tử thì sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử ngay qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại website https://nopthue.gdt.gov.vn/. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn chủ động hơn trong việc nộp thuế đúng hạn, tránh quá hạn nộp thuế dẫn đến tình trạng bị cưỡng chế hóa đơn.

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán điện tử, một số sản phẩm công nghệ mới đã được các tổ chức cung ứng dịch vụ áp dụng và triển khai, có thể kể đến như: Công nghệ xác thực khách hàng điện tử (eKYC; công nghệ nhận diện ký tự quang học (OCR) ; Công nghệ xác thực giao dịch bằng nhiều lớp: SMS OTP; thẻ ma trận OTP, token OTP; soft OTP; xác thực bằng sinh trắc học; xác thực bằng thiết bị U2F/UAF; xác thực bằng chứng thư số; …

Đối với các tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ thanh toán thông qua các sản phầm công nghệ số mang lại những lợi ích cụ thể như:

Thứ nhất, các phương thức thanh toán thông qua ứng dụng công nghệ số vô cùng linh hoạt và tiện lợi. Thanh toán di động và thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm thiểu rủi ro  từ việc sử dụng tiền mặt. Ngoài ra, chúng cho phép người dùng lưu trữ thông tin thẻ và thực hiện thanh toán mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải mang theo ví tiền mặt. Thay vì phải đến ngân hàng xếp hàng, lấy số, chờ giao dịch để thanh toán… thì khách hàng có thể tiến hành ngay trên những thiết bị thông minh của mình chỉ bằng vài cú click. Việc thanh toán online giúp chúng ta xóa nhòa khoảng cách về không gian và thời gian, không giống như thanh toán truyền thống phải giới hạn trong thời gian làm việc của ngân hàng, thanh toán online có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, không ảnh hưởng hay phụ thuộc bởi những bên thứ ba trong quá trình thanh toán.

Thứ hai, các sản phẩm ứng dụng công nghệ số nói trên hỗ trợ quản lý tài chính bao gồm quản lý tài khoản và tài chính cá nhân. Người dùng có thể dễ dàng kiểm tra số dư, xem lịch sử giao dịch và quản lý các khoản thanh toán của mình.

Thứ ba, đảm bảo việc bảo mật an toàn thông tin trong hoạt động thanh toán điện tử. Bảo mật thông tin trong ngữ cảnh công nghệ số và thanh toán trực tuyến là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dùng

Trong những năm gần đây, đặc biệt sau đại dịch covid-19, đã hình thành thói quen mua sắm online và thanh toán online. Do phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19 đã khiến nhu cầu thanh toán điện tử tăng vọt khi nhiều gia đình tăng mua hàng online, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách xã hội. Thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động, bằng thẻ không tiếp xúc… và điện thoại trở thành công cụ mua sắm hữu hiệu

Trong lĩnh vực công, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt được triển khai trong thanh toán phí, lệ phí hồ sơ giải quyết TTHC thông qua các ứng dụng thanh toán điện tử. Chỉ với những thao tác đơn giản, người dân giờ đây có thể thanh toán trong giao dịch, mua sắm; thanh toán phí, lệ phí giải quyết TTHC qua môi trường mạng tại bất cứ đâu có kết nối internet, từ đó giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn triển khai đồng bộ tại các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.

Ngày 05/9/2023, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 12/KH-TTPVHCC về triển khai thí điểm mô hình “Ngày thứ Hai không giấy và không dùng tiền mặt” trong thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Kạn và TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Kạn là đơn vị ký kết Chương trình phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh triển khai hỗ trợ người dân tới thực hiện TTHC mở tài khoản thanh toán điện tử nhờ đó mà số lượng  người dân đến thực hiện thủ tục hành chính và sử dụng tài khoản thanh toán điện tử tăng lên rõ rệt.

Trong thời gian tới đề hướng tới mục tiêu hình thanh công dân số, chuyển đổi số  cần tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và hoàn thiện các nền tảng thanh toán trực tuyến; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thói quen, tăng tỷ lệ người dân tiếp cận, sử dụng các nền tảng thanh toán trực tuyến, nhất là người dân ở khu vực nông thôn./.

Tg: Hoàng Hạnh